Hội Vật Lý Y Khoa

Vietnam Society of Medical Physics

Hội nghị VLYK lần thứ 4 được tổ chức tại BV Trung Ương Huế. Hội nghị dự kiến sẽ quy tụ khoảng 150
đại biểu bao gồm các chuyên gia đầu ngành trong nước và quốc tế, các kỹ sư VLYK đang công tác tại các bệnh viện trong
toàn quốc và các em sinh viên chuyên ngành VLYK cả nước. 
Xem thêm thông tin hội nghị.

NewsDetail

Hy vọng cho bệnh nhân ung thư từ phương pháp xạ trị mới

08:00 - 20/12/2017

Phương pháp xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư là một phương pháp hoàn toàn mới tại Việt Nam. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian xạ trị cho một bệnh nhân sẽ rút ngắn từ 4-5 tuần xuống còn 1 lần xạ trị trong vài phút và đặc biệt không ảnh hưởng tới các tổ chức lành xung quanh khối u.

Tại hội thảo khoa học “Ứng dụng xạ trị proton và hạt nặng trong điều trị ung thư” do Bệnh viện K, Viện Ung thư Quốc gia và Bộ Y tế phối hợp tổ chức ngày 18/12, ông Trần Văn Thuấn, Giám đốc bệnh viện K cho biết, các phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay bao gồm: Phẫu thuật, hoá trị, xạ trị và chăm sóc giảm nhẹ. Trong xạ trị cũng có nhiều phương pháp như xạ trị Cobalt, xạ trị gia tốc… Tuy nhiên phương pháp xạ trị proton và hạt nặng là phương pháp hiện đại và hoàn toàn mới tại Việt Nam. Hiện khu vực ASEAN cũng chưa có quốc gia nào áp dụng phương pháp này.

Phương pháp này dùng hạt proton và hạt nặng để công phá và rất hiệu quả với điều trị ung thư cổ, tiền liệt tuyến.

TS.BS. Tadashi Kamada, Giám đốc Viện Khoa học xạ trị Nhật Bản – một trong những quốc gia phát triển phương pháp xạ trị cho bệnh nhân ung thư bằng hạt proton và hạt nặng cho biết, ưu điểm của phương pháp này là thời gian xạ trị rất nhanh. Đối với các phương pháp xạ trị thông thường hiện nay, người bệnh phải mất thời gian 4-5 tuần thì với xạ trị bằng hạt proton và hạt nặng chỉ cần 1 lần trong thời gian vài phút.

Bên cạnh đó, xạ trị bằng hạt proton và hạt nặng hầu như không có tác dụng phụ vì không ảnh hưởng đến các tế bào lành và các bộ phận kế cận như máu, tủy xương. Còn với các phương pháp xạ trị thông thường hiện nay sẽ làm ảnh hưởng đến các tế bào lành và các bộ phận kế cận, thậm chí có bệnh nhân không đủ sức khỏe để xạ trị trong các lần tiếp theo.

TS.BS Tadashi Kamada cũng cho biết, phương pháp này rất ít bị tác dụng phụ và là phương pháp xạ trị duy nhất được ứng dụng trong nhi khoa.

“Đối với những bệnh nhi mắc ung thư, phương pháp xạ trị bằng hạt proton và hạt nặng đem lại hiệu quả cao. Vì với những bệnh nhân nhi còn có tới 30-40 năm sống nên khi áp dụng phương pháp này hầu như không ảnh hưởng tới các bộ phận lành xung quanh nên bệnh nhân sẽ có cuộc sống tốt hơn sau này”, TS.BS Tadashi Kamada chia sẻ.


Ông Trần Văn Thuấn cũng cho biết, hệ thống xạ trị hiện có giá khoảng 150 triệu USD. Do Việt Nam chưa có nên chưa tính được chi phí điều trị cụ thể, nhưng ở nước ngoài chi phí một lần điều trị khoảng 20.000-30.000 USD. Nếu ở Việt Nam triển khai, chi phí sẽ rẻ hơn nhiều và hy vọng BHYT sẽ chi trả để giảm gánh nặng cho người bệnh.

Được biết, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ cùng các chuyên gia trong nước và quốc tế trao đổi về phương pháp điều trị này và có thể sẽ tiến tới thành lập Trung tâm Xạ trị proton và hạt nặng ở nước ta trong thời gian tới.

Cũng tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Quang Cường cho biết, mỗi năm Việt Nam có hơn 126.000 ca mắc mới và khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư. Phần lớn người bị ung thư đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn nên việc điều trị càng khó khăn và tốn kém. Do đó, cùng với nâng cao nhận thức cho cộng đồng về phát hiện sớm và điều trị ung thư, phải áp dụng các trang thiết bị hiện đại, các phương pháp điều trị tiên tiến và nâng cao năng lực cán bộ y tế.

Nguồn: Thúy Hà -  chinhphu.vn
http://baochinhphu.vn/Suc-khoe/Hy-vong-cho-benh-nhan-ung-thu-tu-phuong-phap-xa-tri-moi/324977.vgp



Chia sẻ :
Các tin khác :

Điểm tin

Hội nghị Vật lý Y khoa Châu Á Thái Bình Dương (ACOMP) và HN-VLYK Đông Nam Á (SEACOMP) năm 2021

Hội nghị Vật lý Y khoa Châu Á Thái Bình Dương và Hội nghị Vật lý Y Khoa Đông Nam Á là hoạt động sinh hoạt khoa học thường niên của hiệp hội AFOMP và SEAFOMP.
Năm nay, hội nghị AOCMP lần thứ 13 và SEACOMP lần thứ 19, năm 2021sẽ tổ chức tại Phuket, Thailand từ ngày 21-23 tháng 10 với chủ đề của hội nghị là “Medical Physics – Facing Future Together”

Thông báo số 1 - Hội nghị Pháp quy hạt nhân toàn quốc lần thứ III, tháng 7/2018

08:00 - 16/05/2018

Mục đích hội nghị: Đánh giá thực trạng, đề xuất các giải pháp, kế hoạch tăng cường công tác quản lý nhà nước về an toàn bức xạ, hạt nhân. 
Thời gian: Từ 25/7/2018 đến 27/7/2018.
Địa điểm: Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam.

Hội nghị Vật lý Y khoa Châu Á Thái Bình Dương lần thứ 18, AOCMP 2018 từ 11-14/11/2018 tại Malaysia

18:00 - 10/05/2018

Hội nghị Vật lý Y khoa Châu Á Thái Bình Dương và Hội nghị Vật lý Y Khoa Đông Nam Á là hoạt động sinh hoạt khoa học thường niên của hiệp hội AFOMP và SEAFOMP.

Năm 2018, hội nghị AOCMP/SEACOMP 2018 sẽ tổ chức tại Kuala Lumpur, Malaysia từ 11-14 tháng 11 năm 2018 với rất nhiều chương trình khoa học, đào tạo cập và cập nhật các kỹ thuật tiến bộ về VLYK trong lâm sàng.

 

Thông báo số 1: Hội nghị KH&CN hạt nhân cán bộ trẻ ngành năng lượng nguyên tử lần thứ năm

08:00 - 22/4/2018

Thời gian tổ chức: ngày 3-4/10/2018 (dự kiến)
Địa điểm tổ chức: Trung tâm Đào tạo hạt nhân 140 Nguyễn Tuân, Quận Thanh Xuân, Hà Nội

Bệnh viện Chợ Rẫy triển khai hệ thống gia tốc xạ trị - xạ phẫu đa năng lượng

08:00 - 11/04/2018

(Chinhphu.vn) – Ngày 4/4, Bệnh viện Chợ Rẫy đã chính thức triển khai Hệ thống gia tốc Xạ trị - xạ phẫu đa năng lượng (Versa HD) do Chính Phủ Áo viện trợ, nhằm giải quyết tình trạng quá tải bệnh nhân có chỉ định xạ trị tại bệnh viện.